Bệnh bại liệt trước khi sinh


Nguyên nhân, triệu chứng và phòng bệnh BỆNH BẠI LIỆT TRƯỚC KHI ĐẺ Bệnh xuất hiện trong thời gian gia súc mang thai với đặc điểm con vật bị mất khả năng vận động chỉ nằm bẹp một chỗ. Bệnh này thường gặp ở bò và dê và lợn, ít gặp ở ngựa. Bệnh thường...
Bệnh xuất hiện trong thời gian gia súc mang thai với đặc điểm con vật bị mất khả năng vận động chỉ nằm bẹp một chỗ. Bệnh này thường gặp ở bò và dê và lợn, ít gặp ở ngựa. Bệnh thường xuất hiện trước khi đẻ một tuần hay trên dưới một tháng.
1. Nguyên nhân: có thể do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau.
- Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai, sử dụng, chăm sóc quản lí không thích hợp đặc biệt đối với gia súc nuôi nhốt. Đặc biệt nhất cần thiết phải đủ Ca và P để phát triển bộ xương của bào thai. Một nguyên nhân khác là gia súc mẹ ít được thả, ít tiếp xúc với ánh nắng nên ảnh hưởng đến quá trình :
- Do gia súc mẹ bị bệnh ở đường ruột dẫn đến việc hấp thu chất khoáng kém cho nên dẫn đến thiếu chất khoáng cho cơ thể.
- Ở gia súc mẹ mà tuyến phó giáp trạng hoạt động kém thì dẫn đến hiện tượng rối loạn trong việc hấp thu Ca, P và con mẹ lúc này không hấp thu được Ca mà hấp thu P vẫn xảy ra bình thường làm thay đổi tỉ lệ Ca, P và thai phải huy động Ca từ cơ thể mẹ dẫn đến khung xương chậu suy giảm về cấu trúc, lực mang thai làm 2 chân sau của con mẹ yếu, run rẩy, bại liệt.
- Trong qúa trình mang thai, nhất là thời kỳ cuối, thai càng to, chèn ép, đám rối hông khum làm ảnh hưởng đến tủy trong xương sống của con mẹ dẫn đến hoạt động điều tiết của thần kinh động vật cơ quan phía sau (rõ nhất là đám rối hông khum).
- Trong khu vực chăn nuôi có nhiều axit Sulfuric và axit Oxalic, khi gia súc ăn vào các axit này kết hợp với Ca tạo thành muối Sulphat canxi và Oxalat canxi. Các muối này khong bị phân huỷ bởi các men tiêu hoá ở dạ dày, ruột nên gia súc không hấp thu được Ca do vậy Ca bị thiếu trong cơ thể.

2. Triệu chứng và chẩn đoán
- Trường hợp nhẹ thì con mẹ đi lại khó khăn, ở bộ phận nào đó ở vùng khum, đuôi mất cảm giác.
- Trường hợp nặng vệnh xảy ra đột ngột, con vật không đi lại được, đứng không được, thường nằm.
- Trong trường hợp bệnh nặng dẫn đến hiện tượng một loạt bệnh khác như sa âm đạo, viêm phổi, dạ dày, ruột, chướng bụng đầy hơi, gây nên hiện tượng đẻ khó.
- Nếu bệnh xảy ra quá xa thời gian đẻ, không điều trị kịp thời thì con mẹ có thể đẻ khó, bại huyết và con vật sẽ bị chết.

3. Điều trị
- Dùng cái loại dược phẩm có chứa Ca như CaCl2, Gluconatcanxi, Canxi-C, Canxi-Fort… tiêm cho gia súc.
- Tăng cường cho gia súc ăn các thức ăn có chứa Ca và P.
- Phải thường xuyên trở mình cho gia súc, xoa (1-2 lần/ngày) và đặc biệt không để chúng nằm trên nền chuồng bẩn, có nước. Để đề phòng bầm huyết: chỗ con vật nằm độn nhiều rơm, cỏ. Có thể dùng dầu nóng hoặc hỗn hợp gồm gừng, tỏi, rượu cho gia súc, ngoài ra có thể tiêm Strichnin, VTM B1, C cho gia súc. Nếu gia súc đi được thì phải tập cho gia súc vận động

4. Phòng bệnh
- Bổ sung đẩy đủ Ca, P cho đàn gia súc sinh sản nhất là lợn nái. Cho ăn đủ khẩu phần đủ chất.
- Nái quá gầy yếu không nên phối giống.
- Tăng cường vận động, tắm nắng cho gia súc.