Tránh tác hại của nhiệt độ trong sản xuất thức ăn (TĂ) gia súc


Công đoạn ép viên thường tiến hành ở nhiệt độ cao 70 – 80oC. Do những vấn đề liên quan đến sức khỏe cộng đồng như Salmonella nên người ta đòi hỏi phải gia nhiệt trong chế biến hoặc trong công đoạn ép viên lên ức trên 900C. Ngoài vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh, khi ra nhiệt TĂ chế biến, phần tinh bột được hồ hóa, chất lượng viên TĂ tốt hơn và tỷ lệ tiêu hóa cao hơn. Tuy nhiên, với những nhiên liệu nhạy cảm nhiệt như các enzim, vitamin, probiotic và kháng sinh, phải xử lý theo cách khác.
Có 3 cách khắc phục nhược điểm trên:
- Sử dụng các chất phụ gia sau công đoạn ép viên
- Bảo vệ các chất phụ gia tránh tác động nhiệt độ cao (phủ bì)
- Luôn cho các chất phụ gia chịu nhiệt độ cao
Những nguyên liệu điển hình sử dụng ở công đoạn sau ép viên là những nguyên liệu ở dạng lỏng như dầu mỡ, rỉ mật, vitamin, vi khoáng và dược phẩm. Ứng dụng phương thức sản xuất dịch thể là quá trình sản xuất kế tiếp với các thiết bị đong, đo khác nhau.
1.      Đong đo các dịch thể
Đong đo các dịchtheer có vai trò quyết định trong sản xuất TĂ gia súc. Với dầu mỡ tương đối dễ vì tỷ lệ bổ sung khá cao, còn với chất phụ gia khác, yêu cầu đưa vào 1 tấn TĂ thành phần từ 40 đến 250g, nên cần phải có dụng cụ đong đo chính xác. Hệ số biến thiên, tính chính xác và độ chính xác là các yếu tố làm  ảnh hưởng đến kết quả của các hệ thống gia công ép viên.
Hãng chế tạo thiết bị Promnent của Đức đã đưa sản xuiaats thế hệ máy Duclcodos để gia công các chất phụ gia ở công đoạn sau ép viên. Những bơm độ chính xác cao là phần cốt lõi của hệ máy này. Các chi tiết riêng rẽ kết nối với nhau thành một hệ thống máy hoàn chỉnh để thực hiện các khâu bảo quản, lắng lọc, đong đo các chất phụ gia. Tuy nhiên, với những cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ việc lắp đặt hệ máy này khá tốn kém.
Hãng Chem Gen ở Mỹ vừa sản xuất enzim vừa sản xuất thiết bị EAS để sử dụng emzim do hãng sản xuất. ESA thích hợp với nhiều laoij dây chuyền sản xuất TĂ và trên mỗi loại dây chuyền có thể ứng dụng nhiều loại enzyme khác nhau.
Để có thể bổ sung chính xác các chế phẩm phytase, cty BASF (Đức), những năm gần đây đã hỗ trợ các xí nghiệp sản xuất TĂ và lắp đặt hệ thống thiết bị gia công các chất phụ gia lỏng. Ngoài emzim phytase, hệ thiết bị này còn có thể dùng để gia công dầu mỡ, rỉ mật, chất chống bụi, chất bảo quản và probiotic.
2.      Trộn và phủ bì
Các dịch thể có thể phu vào luống TĂ viên một cách đơn giản nhưng sẽ không bảo đảm bảo mỗi viên TĂ nhận được một liều lượng chất phụ gia như nhau. Do vậy phải trộn. Hãng sản xuất thiết bị Van Aazsen ở Đức đã thiết kế chế tạo máy trộn. Ngoài máy trộn họ còn chế tạo một loạt các thiết bị phụ bì đa năng để gia công phụ gia lỏng và bột ở công đoạn sau ép viên. Máy trộn của họ có kích cỡ từ 1000 đến 6000 lít. Do pha trộn tốc độ cao cho nên trộn rất đều. Độ đồng đều: CV<10% với tỷ lệ 1:100000 tròng vòng 2 phút.
Loại máy trộn này tinh vi hơn máy trộn thông thường nhưng không phức tạp như máy phủ bì chân không. Máy phủ bì chân không đặc biệt thường dùng để bổ sung vào TĂ viên của chó mèo và cá những nguyên liệu nhạy cảm với nhiệt độ cao. Với máy phủ bì chân không, một lượng lớn chất phụ gia có thể ngấm vào TĂ viên thông qua các lỗ hổng trong viên TĂ. Nhờ có máy phủ bì chân không mà các xí nghiệp chế biến TĂ có thể đồng thời phủ dăm ba lớp chất phụ gia vào viên TĂ hoặc sản phẩm ép đùn một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Máy phủ bì chân không quay của hãng Forbeg ở Nauy, lúc đầu chuyên dùng để sản xuất TĂ ép đùn cho cá, bây giờ còn dùng để bổ sung các nguyên liệu lỏng vào TĂ chó mèo. Thiết bị này cũng có thể dùng để bổ sung các loại dầu mỡ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ thông thường.
3.      Bảo vệ các chất phụ gia
Sau khi cấm sử dụng kháng sinh trong TĂ gia súc năm 1966, ở Châu Âu đã nở rộ công nghệ sản xuất các chất phụ gia. Ngoài phải chịu điều kiện khắc nhiệt ở công đoạn ép viên, các chất phụ gia còn phải chống đỡ với ảnh hưởng môi trường trong quá trình bảo quản và ngay trong cơ thể vật nuôi. Do vậy, các Cty triển khai sản xuất các chất phủ bì bảo vệ. Công nghiệp này đang sản xuất các nguyên liệu đã được bảo vệ chống lại tác động tiêu cực của ánh sáng, nước, môi trường kiềm và axit, oxy hóa, nhiệt độ, kim loại ăn mòn, áp lực cơ học, thoái hóa emzim và vi khuẩn.
Ví dụ, người ta đã dung công nghệ phun nhiệt độ thấp (-600C) làm cho chất nền ôm chặt nguyên liệu bên trong thành những hạt long lanh nhỏ li ti do hãng nguyên liệu TĂ gia súc Soda sản xuất. Chất nền dùng trong công nghệ sản xuất này loại polymer thực vật đặc biệt. Để bảo vệ các axit vô cơ và hữu cơ, các axitamin, các vitamin người ta cũng ứng dụng quy trình sản xuất nói trên. Thông qua các bước sản xuất khác nhau, kể cả bước rung lắc, với quy trình công nghệ này còn có thể sản xuất các nang chứa dầu và dịch thể. Chất phủ bì dùng trong công nghệ sản xuất này là protein và silicat. Sản phẩm cuối cùng của công nghệ sản xuất này dễ trôi chảy, có thể chống lại tác động xấu của nước, ánh sáng, áp suất và nhào trộn. Sản phẩm của công nghệ sản xuất này có thể đi qua dạ dày vật nuôi mà vẫn giữ nguyên hoạt lực.
4.      Tạo lập bản năng chịu nhiệt
Slominko và những người cộng tác (2007) đã khảo nghiệm sức chịu nhệt của phytase thương mại trong điều kiệ chế biến TĂ khác nhau ở Canada. Ở những dây chuyền ép viên có nhiệt độ đầu ra 700C, tùy loại enzim, hoạt lực của chúng giảm 42 – 58%. Các nhà nghiên cứu Canada kêt sluaanj, trong quá trình ép viên chính bản năng chịu nhiệt của phytase vi sinh vật mới là yếu tố quyết định. Do vậy, các nghiên cứu đều hướng về nâng cao bản năng cịu nhiệt của các enzim. Hãng Novozime đã đưa ra thị trường loại phytase mới có khả năng chịu nhiệt cao. Người ta dự kiến trong tương lai sẽ có những loại emzim chịu được nhiệt độ trên 1000C.

TS Đào Huyên_Lược dịch từ Tạp chí công nghiệp thức ăn
Nguồn: http://www.vcn.vnn.vn/